Tạp chí Phát triển bền vững Vùng
Địa chỉ: Tạp chí Phát triển bền vững Vùng
Số điện thoại: 02422423138
Fax: 02422423138
Email: tcptbvv@gmail.com
Nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (TNXHDN) và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp (PTBVDN); và xem xét vai trò trung gian của đổi mới công nghệ xanh (ĐMCNX), chuyển đổi năng lượng tái tạo (CĐNLTT) và hành vi ủng hộ môi trường (HVUHMT) trong mối quan hệ này. Mô hình được phát triển dựa trên sự bổ sung cho các nghiên cứu trước nhằm đề xuất các hướng đi chi tiết trong tương lai. Dữ liệu nghiên cứu gồm 395 mẫu được thu thập từ các nhà quản lý cấp cao và cấp trung của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành sản xuất thực phẩm tại vùng Đông Nam Bộ. Từ đó, đưa ra các đề xuất về hàm ý chính sách nhằm giúp các nhà quản lý có cái nhìn rõ nét hơn về ảnh hưởng của TNXHDN đến PTBVDN thông qua vai trò trung gian của ĐMCNX, CĐNLTT và HVUHMT đồng thời có thêm những định hướng rõ ràng hơn trong chiến lược nâng cao PTBVDN.
Bài viết hệ thống hóa các quan niệm về vùng cũng như các cách thức phân vùng khác nhau tùy thuộc mục tiêu nghiên cứu hay quản lý. Trên cơ sở tiếp cận từ góc độ vùng trong quốc gia, tác giả khái quát vai trò của vùng trong phát triển. Về cơ bản, vai trò đó được thể hiện trên các khía cạnh kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường, gắn với sự đa dạng về tự nhiên, lịch sử và con người ở đó.
Tóm tắt: Bài viết tổng quan nghiên cứu về nghèo đa chiều được thực hiện trên thế giới trong thời gian qua. Các công trình được xem xét gồm hai nhóm: i) Nhóm nghiên cứu theo vùng địa lý; và ii) Nhóm nghiên cứu tập trung vào các đối tượng đặc thù. Với mỗi công trình tác giả xem xét ở các giác độ: Đơn vị phân tích, các chiều, các chỉ báo, phương pháp xác định trọng số và ngưỡng nghèo. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những đánh giá về các nghiên cứu nghèo đa chiều và gợi mở định hướng nghiên cứu về nghèo đa chiều ở Việt Nam những năm tới.
Từ khóa: Chỉ số nghèo đa chiều; nghèo đa chiều.
Tóm tắt: Ở nước ta, công bằng xã hội cũng đã được quan tâm qua các giai đoạn lịch sử phát triển khác nhau của dân tộc. Cụm từ công bằng xã hội thường xuyên được nhắc đến trong văn kiện các kỳ Đại hội Đảng và phù hợp với mục tiêu là làm cho “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Dựa vào nguồn tài liệu thứ cấp, bài viết trình bày khái niệm công bằng xã hội, xem xét giá trị công bằng xã hội trong quan hệ kinh tế, chỉ ra những bất cập đang là rào cản đối với sự phát triển Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: Công bằng xã hội; công bằng; phát triển kinh tế.
Tóm tắt: Việt Nam có thế mạnh về sản xuất và xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, phần lớn sản phẩm của Việt Nam đưa ra thị trường dưới dạng thô hoặc qua sơ chế đơn giản khiến cho giá trị gia tăng qua chế biến nông sản thấp. Bài viết này đánh giá tình hình công nghiệp chế biến nông sản của Việt Nam, các cơ hội và thách thức trong thời gian tới. Từ đó đề xuất định hướng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp nói chung, công nghiệp chế biến nông sản nói riêng ở Việt Nam.
Từ khóa: Nông nghiệp; nông sản; chế biến; xuất khẩu.
Tóm tắt: Năng lực cạnh tranh vùng được xem như là cấp độ trung gian giữa năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, phản ánh khả năng của một vùng trong việc tạo dựng và duy trì phúc lợi của cư dân sống ở đó. Bài viết này có mục đích khảo sát và đánh giá các nghiên cứu tiêu biểu nhất hiện có liên quan đến chủ đề vừa nêu, trên các giác độ khái niệm, các chỉ tiêu và phương pháp đo lường. Có thể thấy rằng, mặc dù các khái niệm về năng lực cạnh tranh vùng tương đối thống nhất, nhưng quan niệm về các yếu tố quyết định cũng như cách thức đo lường hiện rất khác nhau và gây ra nhiều tranh cãi. Trong khi đó, các nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam chưa nhiều và chưa có hệ thống. Chính vì vậy, đây là chủ đề nghiên cứu hữu ích và nhiều hứa hẹn trong các năm tới.
Từ khóa: Năng lực cạnh tranh; năng lực cạnh tranh vùng; năng lực cạnh tranh đô thị.
Tóm tắt: Vấn đề đô thị và vùng kinh tế càng ngày càng được nhiều học giả quan tâm, và nội hàm của các khái niệm này ngày càng mở rộng trên phạm vi quốc gia, khu vực và toàn cầu. Bài viết này trình bày về ba vấn đề cơ bản: i) Vai trò đô thị trong phát triển vùng kinh tế; ii) Vùng kinh tế siêu đô thị; iii) Đô thị hóa vùng kinh tế. Với ba nội dung chủ yếu trên, bài viết muốn chứng minh rằng: Các vùng kinh tế siêu đô thị và đô thị hóa vùng kinh tế chính là tương lai phát triển vùng trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay.
Từ khóa: Đô thị; vùng kinh tế; hệ thống thành phố thế giới.
Tóm tắt: Trong thời gian qua công tác quy hoạch phát triển nói chung và quy hoạch phát triển vùng nói riêng đã giúp ích cho công tác quản lý phát triển đất nước, tạo cơ sở cho việc phối hợp và quản lý các hoạt động phát triển cả trong nội vùng và các vùng với nhau. Tuy vậy, công tác quy hoạch phát triển vùng cũng bộc lộ nhiều bất cập, nhất là trong bối cảnh phát triển mới có nhiều thay đổi lớn của đất nước. Bài viết này nhìn nhận lại công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển vùng thời gian qua ở nước ta và trên cơ sở đó xác định các vấn đề đặt ra trong quy hoạch phát triển vùng thời gian tới gắn với bối cảnh phát triển mới cùng một số gợi ý về đổi mới công tác quy hoạch phát triển vùng.
Từ khóa: Quy hoạch; quy hoạch vùng; quy hoạch phát triển vùng.
Tóm tắt: Ổn định chính trị có vai trò quan trọng đối với phát triển bền vững ở Việt Nam. Bài viết phân tích nội dung bài học kinh nghiệm về phát triển bền vững đã được Đảng Cộng sản Việt Nam đúc kết khi tổng kết thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam những năm gần đây. Bài viết cũng luận giải lý do tại sao ở Việt Nam yếu tố ổn định chính trị lại được xem là tiền đề và điều kiện của phát triển bền vững.
Từ khóa: Việt Nam; phát triển bền vững; ổn định chính trị.
Tóm tắt: Việt Nam là một quốc gia ven biển có vị trí rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam đã có khá nhiều nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực biển đảo. Bài này tổng hợp, phân tích và đánh giá những nghiên cứu về biển đảo hiện nay theo 9 lĩnh vực. Các kết quả chỉ ra rằng, số lượng và chất lượng nghiên cứu theo từng lĩnh vực đã tăng lên sau khi Việt Nam ban hành “Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020”. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu và chất lượng các báo cáo vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Bài báo đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm khắc phục những vấn đề này.
Từ khóa: Biển đảo; kinh tế - xã hội; chiến lược.
Tóm tắt: An ninh môi trường (ANMT) là một vấn đề quan trọng trong nội dung của phát triển bền vững (PTBV). Tuy nhiên, ANMT chưa được quan niệm một cách rõ ràng và thống nhất ở Việt Nam. Bài viết này thảo luận những nhận thức cơ bản về ANMT, vai trò của quản lý ANMT đối với PTBV và nội dung của quản lý nhà nước về ANMT để đáp ứng yêu cầu PTBV ở nước ta hiện nay.
Từ khóa: Môi trường; an ninh môi trường; quản lý an ninh môi trường; phát triển bền vững.
Tóm tắt:
Tăng trưởng xanh (TTX) là mô hình phát triển mới được nhiều nước trên thế giới theo đuổi để không những tăng cường khả năng thích ứng trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, mà còn nâng cao chất lượng của tăng trưởng, thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng theo hướng bền vững, cải thiện chất lượng đời sống của con người. Trong bối cảnh mới của Việt Nam, TTX không những cần mà còn phải là một khuôn khổ không thể tách rời của quá trình tái cấu trúc nền kinh tế nói chung và tái cấu trúc ngành sản xuất nói riêng trước yêu cầu đổi mới và phát triển bền vững (PTBV) đất nước. Bài viết bàn về những cơ hội và thách thức của việc thực hiện TTX của Việt Nam. Bài viết cũng tìm hiểu thực trạng của các ngành sản xuất và xác định các thách thức mà các ngành này phải đối mặt khi thực hiện TTX. Trên cơ sở đó, bài viết luận giải những định hướng và giải pháp chính để thực hiện TTX ở Việt Nam.
Từ khóa: Tái cấu trúc; TTX; phát triển bền vững.