Tạp chí Phát triển bền vững Vùng
Địa chỉ: Tạp chí Phát triển bền vững Vùng
Số điện thoại: 02422423138
Fax: 02422423138
Email: tcptbvv@gmail.com
Việc Campuchia tuyên bố rút khỏi sáng kiến Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia đã thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế và ở mỗi nước tham gia vào sáng kiến này. Bài viết này đi sâu phân tích sự tham gia của Campuchia vào các sáng kiến phát triển khác với các nước trong khu vực, đặc biệt là với các nước láng giềng, nhằm làm rõ hơn bối cảnh phát triển hiện nay ở Campuchia và triển vọng hợp tác kinh tế xuyên biên giới giữa Campuchia và các nước láng giềng, đặc biệt là với Việt Nam và Lào. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Campuchia hiện tham gia đầy đủ vào các sáng kiến phát triển kinh tế đa phương ở Đông Nam Á cũng như thúc đẩy các mối quan hệ hữu nghị song phương với các nước láng giềng, do vậy nước này có nhiều lựa chọn chính sách và nhiều dự án phát triển vùng biên giới đất liền sau khi nước này rút khỏi Tam giác phát triển giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia.
Bằng việc luật hóa khái niệm kinh tế tuần hoàn (KTTH) và các tiêu chí chung về KTTH tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, cùng với việc ban hành Quyết định số 687/QĐ-TTg ngày 07/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt đề án phát triển KTTHở Việt Nam cũng như triển khai tích hợp KTTH trong hầu hết các chính sách quan trọng cho thấy những nỗ lực và quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam trong việc triển khai phát triển mô hình KTTH nói chung và ở khu vực đô thị nói riêng một cách toàn diện trong thời gian tới. Bàiviết này nhằm hệ thống các chính sách phát triển đô thị dựa trên các ứng dụngkinh tế tuần hoàn thành 03 nhóm cơ bản: (1) Các chính sách sản xuất và tiêu dùng, (2) Các chính sách quản lý chất thải, và (3) Chính sách xanh hóa lối sống. Trên cơ sở phân tích thực trạng các quy định, bài viết làm rõ một số điểm tích cực và hạn chế trong ứng dụng và phát triển KTTH trong các chính sách phát triển đô thị hiện tại.
Ô nhiễm chất thải nhựa là một trong những vấn đề nghiêm trọng toàn cầu. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có lượng rác thải nhựa đại dương lớn trên thế giới do hạn chế trong quản lý chất thải nhựa sinh hoạt. Vấn đề ô nhiễm nhựa trở nênnghiêm trọnghơn do xu hướng tiêu dùng tiện ích đang ngày càng gia tăng. Điều này đặt ra vấn đề cần phải thay đổi cách tiếp cận trong quản lý chất thải nhựa. Bài viết tập trung phân tích việc quản lý chất thải nhựa sinh hoạt của người tiêu dùng và bên thu gom phi chính thức tại Hà Nội, từ đó đưa ra các gợi ý nhằm tăng cường hiệu quả quản lý chất thải nhựa sinh hoạt tại Hà Nội.